Trang chủ / Tin tức / Chảy nước miếng khi ngủ: Thủ phạm ‘tố cáo’ sức khỏe bạn đang có vấn đề
Chảy nước miếng khi ngủ: Thủ phạm ‘tố cáo’ sức khỏe bạn đang có vấn đề
Không chỉ gây mất vệ sinh mà việc chảy nước miếng khi ngủ còn tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn.
Chảy nước miếng khi ngủ: Thủ phạm ‘tố cáo’ sức khỏe bạn đang có vấn đề
Không chỉ gây mất vệ sinh mà việc chảy nước miếng khi ngủ còn tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn.
Bạn đã bao giờ ở vào tình trạng ngủ dậy và muốn “thủ tiêu” chiếc gối ngay lập tức khi phát hiện ra chúng đang ướt sũng nước miếng? Hay khủng khiếp hơn, chỉ vì xem cố bộ phim hay đọc nốt cuốn truyện dang dở mà trót ngủ gục trên bàn – nhưng khi tỉnh dậy thấy nước gì chảy lênh láng tay với mặt bàn tới mức chỉ muốn “độn thổ”.
Trẻ em chảy nước miếng (nước dãi) khi ngủ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đối với người lớn thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề.
Nguyên nhân chảy nước miếng khi ngủ
1. Sai tư thế ngủ
Xuất hiện hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ có thể bởi tư thế ngủ của chúng ta không đúng. Đôi khi là ngủ gục trên bàn hoặc nằm nghiêng… những tư thế này đều có thể dẫn tới chảy nước miếng. Và cách khắc phục rất đơn giản chỉ cần điều chỉnh tư thế là có thể cải thiện tình hình.
2. Các bệnh ở khoang miệng
Nước miếng chảy ra khi ngủ có vị mặn, dính trên gối có màu vàng nhạt, có thể là do khoang miệng không được vệ sinh tốt. Hoặc khi xuất hiện các bệnh răng miệng thường gặp như mô chu nha và niêm mạc khoang miệng bị viêm nhiễm, sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết dịch, cần phải dùng thuốc để chữa viêm cục bộ. Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như cắn móng tay, lè lưỡi, cắn bút… hay một vài nhân tố di truyền cũng có thể dẫn tới chảy nước miếng khi ngủ.
Khi bị viêm ở vị trí nào đó trong miệng sẽ kích thích sản xuất nước bọt, gây đau, dẫn đến chảy nước dãi. Trong những trường hợp bình thường, sau khi điều trị loại bỏ viêm, hiện tượng chảy nước dãi này tự nhiên sẽ biến mất.
3. Não hoạt động quá mức
Khi chúng ta làm việc quá nhiều, khiến não hoạt động quá mức, rơi vào trạng thái cực kỳ mệt mỏi, hoặc khi dùng những loại thuốc nhất định nào đó, có thể gây ra rối loạn chức năng tự chủ của cơ thể. Đồng thời xuất hiện tình trạng thần kinh giao cảm kích thích xảy ra trong khi ngủ, não gửi đi những tín hiệu sai gây chảy dãi ngủ. Trong trường hợp này, hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, điều chỉnh tinh thần hợp lý để tình trạng thể chất và tinh thần duy trì sự ổn định, tránh khả năng suy giảm miễn dịch giảm gây ra các bệnh liên quan khác.
4. Tỳ vị mất cân bằng
Theo Đông y chảy nước dãi khi ngủ ở người lớn là biểu hiện của tỳ vị mất cân bằng, chức năng hoạt động của tỳ vị kém, ẩm ướt dẫn tới chảy nước miếng có thể kèm theo các cảm giác khác như đắng miệng khi ngủ dậy, ăn khó tiêu…vv. Cách khắc phục rất đơn giản chỉ cần bổ sung một số loại thực phẩm điều hòa tỳ vị.
5. Viêm dây thần kinh mặt và xơ vữa động
mạch
Khi vùng mặt bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, gió thổi mạnh hoặc cảm cúm, có thể sẽ xuất hiện hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ. Trong trường hợp này, thậm chí bệnh nhân còn có hiện tượng giật ở mắt, mắt bị kéo lại nhắm 1 nửa, lệch miệng và các triệu chứng khác. Đây không còn là hiện tượng bình thường nữa mà có dấu hiệu của thần kinh cơ mặt, hãy điều trị sớm.
Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ ở não và các vùng cơ bắp, thiếu oxy, dẫn đến giãn cơ mặt, cùng với khả năng nuốt của người cao tuổi bị suy yếu, dẫn đến chảy dãi khi ngủ. Nếu người cao tuổi bị chảy nước dãi ngủ, mặc dù không lệch miệng, không bị thần kinh làm mắt nhắm lỏng lẻo và các triệu chứng khác, thì vẫn nên đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.
Biện pháp cải thiện
1. Nằm ngủ đúng tư thế
Tư thế ngủ cũng góp phần hạn chế việc chảy nước dãi. Hãy nằm ngửa, thẳng người. Nếu bạn nằm nghiêng hay nằm sấp – nghĩa là bạn đang tự tạo tư thế hoàn hảo cho việc nước dãi chảy ra ngoài. Ngoài ra, việc kê gối cao đầu sẽ khiến nước bọt khó có thể tràn ra ngoài do đã trôi dạt về phía đáy hàm
2. Không ăn trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không nên ăn gì nữa. Ngoài ra những người có răng cửa dị dạng khi ngủ miệng sẽ hơi mở, không ngậm kín lại được, khiến cho răng cửa bị hở, hai môi tự nhiên tách ra, từ đó dễ bị chảy nước miếng. Trường hợp này chỉnh lại răng có thể giải quyết được vấn đề.
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý điều độ. Không uống lạnh không ăn đồ nguội. Bình thường nên ăn nhiều đồ ăn dễ tiêu hóa, thức ăn chứa nhiều chất xơ; ăn ít đồ ăn có tính kích thích và khó tiêu hóa như đồ ăn chua cay, chiên rán, khô cứng, đồ ăn lạnh cũng cần hạn chế. Kiêng thức ăn có tính hàn, những thức ăn làm tổn thương đến tì khí như mướp đắng, dưa leo, bí đao, cà, sơn trà, lê, dưa hấu.
Có thể ăn nhiều thực phẩm có màu vàng như ngô, khoai tây, ý dĩ… có công hiệu bổ tỳ ích khí, đây là những thực phẩm rất tốt cho cho dạ dày. Trong Bản thảo cương mục có ghi chép về tác dụng của ý dĩ: “ích vị, kiện tỳ, thanh nhiệt, bổ phế, khu phong thắng ẩm”
Công Ty TNHH Dịch Vụ JP NGUYỄN KHOA vừa cho ra thị trường sản phẩm THỰC PHẨM CHỨC NĂNG DẠ DÀY NGUYỄN KHOA sẽ giúp bạn cải thiện chảy nước dãi khi ngủ...bạn chỉ cần sử dụng trong 2 tháng sẽ hết những triệu chứng và duy trì 4 tháng bệnh sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Phòng Khám Đông Y Nguyễn Khoa bào chế được Bộ Y Tế Cấp phép lưu hành toàn quốc
Địa chỉ : 33 đường số 2, khu dân cư Sadeco Phước Kiển A, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline 0932988177 Tư vấn Mr Vũ