Đau đầu gối nhưng không sưng là bệnh gì?
Do bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối có thể gây ra cơn đau nhức dữ dội vùng gối nhưng không gây sưng. Bệnh lý này xảy ra chủ yếu do quá trình lão hóa, chấn thương, những người lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác, đứng lâu hoặc người thiếu canxi.
Ngoài triệu chứng đau đầu gối nhưng không sưng, người bệnh có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu theo giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: Cơn đau ở mặt trong và trước của khớp gối. Mỗi khi người bệnh gấp duỗi chân sẽ cảm giác đầu gối đau nhẹ, nghe tiếng lạo xạo hoặc lụp cụp. Tuy nhiên, biểu hiện thoái hóa khớp gối giai đoạn này không rõ ràng nên nhiều người thường bỏ qua.
- Giai đoạn giữa: Các cơn đau khớp gối tăng lên khi vận động, khi chuyển từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại. Người bệnh thoái hóa khớp gối giai đoạn này cảm nhận rõ hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng.
- Giai đoạn thương tổn: Giai đoạn thoái hóa khớp gối nặng. Các cơn đau ở khu vực khớp gối giai đoạn này kèm theo sưng nhẹ do tràn dịch.
Do các biến chứng thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn vào các rễ thần kinh, tủy sống. Trường hợp biến chứng thoát vị đĩa đệm là khi nhân nhầy chèn ép vào rễ thần kinh tọa gây đau khu vực thắt lưng, chân, đau đầu gối nhưng không sưng, cẳng chân bàn chân.
Ngoài biến chứng đau khu vực vùng gối không sưng, thoát vị đĩa đệm còn có một số biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn tiểu tiện, rối loạn cảm giác, gây teo cơ, liệt, tàn phế. Vì vậy, việc điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời là cần thiết để hạn chế biến chứng, tăng khả năng khỏi bệnh cao.
Đau đầu gối nhưng không sưng do thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống đặc biệt là cột sống thắt lưng có thể dẫn đến nhiều tổn thương xương khớp xung quanh trong đó có đau nhức đầu gối. Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống như: Chấn thương, lão hóa, chế độ ăn uống thiếu canxi, tập luyện quá sức, mang vác nặng, béo phì.
Đau dây thần kinh tọa gây ra đau đầu gối nhưng không sưng
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh hông to đi từ dưới thắt lưng xuống đến ngón chân. Đau dây thần kinh tọa gây nên các cơn đau dọc đường đi, đau vùng đầu gối nhưng không sưng, đau mu bàn chân, ngón chân…
Cơn đau dây thần kinh tọa có thể nhẹ hoặc dữ dội, cơn đau tăng lên khi ngồi lâu, làm việc nặng nhọc. Bệnh lý này có thể do chấn thương, viêm khớp, khối u, thoát vị đĩa đệm.
Viêm khớp dạng thấp – nguyên nhân của đau đầu gối nhưng không sưng
Là bệnh lý gây đau nhức đầu gối tức thì nhưng có thể giảm khi được nghỉ ngơi, chườm nóng. Viêm khớp gối dạng thấp gây đau nhức đầu gối không sưng, viêm nhiễm xung quanh khớp gối, di chuyển có tiếng kêu lạo xạo, đau khớp.
Bị đau đầu gối nhưng không sưng phải làm sao?
Đau nhức đầu gối nhưng không sưng không chỉ gây ra những cơn đau khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh. Để làm dịu nhanh tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Chườm lạnh khi bị đâu đầu gối nhưng không sưng
Chườm đau giúp giảm đau nhức vùng đầu gối nhanh chóng. Các cách chườm lạnh phổ biến gồm sử dụng túi đá, khăn lạnh, túi đựng đồ đông lạnh, túi gel lạnh, miếng dán hạ nhiệt làm lạnh… Nên chườm lạnh không quá 20 phút một vùng.
Chườm nóng – giải pháp cho đau đầu gối nhưng không sưng
Chườm nóng giúp giãn cơ, dây chằng, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể áp dụng chườm nóng bằng cách sử dụng chai nước nóng, khăn nhúng nước ấm, túi chườm nóng hoặc xông hơi, tắm nước nóng để giảm đau ở đầu gối hiệu quả.
Tập co duỗi khi bị đau đầu gối nhưng không sưng
Các bài tập co duỗi giúp giảm đau, cứng đầu gối nhẹ nhàng. Người bệnh nên tập co duỗi nhiều lần để mang lại hiệu quả tốt.